http://tribenhtainha.vn/
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến ở người trưởng thành, xuất hiện ở cả nam và nữ : 25-33% nữ và 10-20% nam trưởng thành bị bệnh. Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính và tiến triển theo thời gian và tuổi tác, bệnh thường không dẫn đến tử vong nhưng ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ , khả năng lao động cũng như chất lượng cuộc sống.
Các dữ liệu từ hệ thống an ninh Brazil cho thấy suy giãn tĩnh mạch mạn tính là bệnh lý thường gặp thứ 14 gây nghỉ việc tạm thời và bệnh lý thường gặp thứ 32 gây tàn tật vĩnh viễn. Những tĩnh mạch khi đã bị suy và giãn gần như không phục hồi lại được, vấn đề điều trị là làm giảm triệu chứng, làm chậm diễn tiến của bệnh và phòng ngừa tình trạng suy giãn lan rộng. Vì vậy vấn đề phòng bệnh rất quan trọng, thường áp dụng cho những người từ 25 tuổi trở lên và sớm hơn ở những người trong diện nguy cơ cao (làm những công việc phải đi nhiều, đứng nhiều hay ngồi nhiều). Mục tiêu là làm tăng cường sự bền vững của thành mạch , tránh tạo một áp lực lớn và lâu dài lên những mạch máu vùng chân để không gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn ở vùng chân.
1. Hãy giảm cân.
Béo phì làm cho sức khỏe bạn tệ như thế nào? Bạn dễ mắc những căn bệnh thời đại như đái tháo đường, tim mạch, loãng xương …Béo phì làm cho đôi chân tội nghiệp của bạn lúc nào cũng chịu một sức nặng, áp lực lớn làm các tĩnh mạch dễ dàng suy và giãn. Béo phì kẻ thù của đôi chân bạn!
2. Hãy vận động.
Đừng ở lâu trong một tư thế. Khi bạn đứng hay ngồi quá lâu sẽ tạo áp lực và tổn hại lên tĩnh mạch của bạn làm nó suy yếu và giãn ra. Hãy thay đổi tư thế sẽ giúp cho máu lưu thông tốt và giảm đi áp lực lên đôi chân của bạn.
3. Dùng vớ ép y khoa .
Khi phải đứng nhiều, ngồi nhiều( do nghề nghiệp hay phải đi tàu xe ) bạn nên để vớ ép y khoa hỗ trợ cho đôi chân của bạn. Vớ ép sẽ làm giảm lượng máu chảy ngược lại và giảm lượng máu ứ đọng. Điều lưu ý khi dùng vớ ép y khoa nên mở ra mỗi 2-3 giờ, không mang khoảng 2 giờ sau đó mang lại ( vì khi vớ ep tĩnh mạch vùng chân sẽ ép luôn một phần động mạch làm nuôi dưỡng vùng chân kém)
4. Hãy tập thể dục.
Hãy đi bộ ít nhất 30 phút trong một ngày ( thời gian đi này có thể cộng dồn trong ngày) , bơi lội… Tập thể dục sẽ cải thiện tuần hoàn vùng chân và làm săn chắc cơ bắp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tốt nhất là mang vớ y khoa khi tập thể dục
5. Hãy ngừng hút thuốc.
Khi ngừng hút thuốc tuần hoàn toàn cơ thể bạn được cải thiện, kể cả tuần hoàn vùng chân. Khi bạn ngừng hút thuốc bạn sẽ giảm được những bệnh tim mạch đi kèm.
6. Hãy ngưng dùng Estrogen nồng độ cao.
Nếu là nữ bạn nên tránh dùng những sản phẩm có hàm lượng hormon Estrogen cao như : Thuốc ngừa thai, những thuốc trị mụn làm đẹp da có chứa Estrogen. Estrogen nồng độ cao đã được chứng minh làm thay đổi lưu lượng tuần hoàn, làm dễ tạo cục máu đông và làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
7. Hãy nâng chân lên cao.
Bất cứ khi nào có điều kiện trong ngày , hãy nâng đôi chân của bạn cao hơn mông hay cao hơn tim và để cho nó thư giãn. Bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ chậm tìm đến bạn nhờ động tác đơn giản này .
8. Đừng ngồi bắt chéo chân.
Tư thế tưởng như vô hại này sẽ làm cản trở tĩnh mạch đưa máu về tim và làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.
9. Đừng mang giầy cao gót hay mặc đồ quá chật
Nếu được hãy mang giày thấp gót, nếu bạn là tín đồ của giày cao gót hã y mang giày đế xuồng hay giày có độ chênh giữa mũi và gót không nhiều. đừng mặc đồ quá chật nhất là ở vòng eo và vùng đùi vì sẽ cản trở máu về tim và làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.
10. Có thể dùng thuốc
Nếu bạn ở trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch bạn có thể dùng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa..
Công
ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
Địa chỉ: Số:
48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email:
tribenhtainha.vn@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét