Viêm tai giữa là một bệnh lý viêm tai rất phổ biến đặc biệt là đối với lứa trẻ em. Bệnh rất có thể biến chứng sang giai đoạn viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị trong vòng 1 tuần đầu phát hiện bệnh. Vì vậy các bậc phụ huynh nên có biện pháp chữa bệnh từ sớm và kịp thời để tránh các biến chứng về sau.
Viêm tai giữa ở trẻ em có các cách ngăn ngừa như sau:
Lý
do phổ biến nhất gây viêm tai giữa ở trẻ là do viêm nhiễm mũi họng kéo
dài và không được chữa triệt để. Đối với trẻ em, khi mũi bị viêm, dịch sẽ chảy
theo 2 đường là ra cửa mũi sau và xuống thẳng hỏng hoặc chảy ra cửa mũi trước.
Đối
với trường hợp nước mũi theo cửa mũi sau xuống họng rất khó phát hiện vì bố mẹ
không quan sát được tình trạng của trẻ, rất dễ gây ra viêm họng, viêm thanh khí
phế quản. Trường hợp 2 mũi chảy ra cửa mũi trước dễ phát hiện dễ chữa, tuy
nhiên nếu không được chữa đúng cách sẽ gây ra bệnh viêm tai giữa. Nếu thấy trẻ
thở to khi ngủ, sáng hay ho… thì dó là dấu hiệu trẻ bị viêm mũi cần đi khám bác
sĩ gấp.
Nhiều
bậc phụ huynh chủ quan khi thấy trẻ bị chảy nước mũi và lạm dụng việc chữa tại
nhà bằng dung dịch muối biển. Việc bơm muối biển vào mũi để trẻ xì ra có thể
gây ra hiện tượng, nước vào mũi đi theo 3 đường: một phần dịch ra ngoài mũi, một
phần bị đẩy vào lòng xoang kế cận và một phần bị đẩy vào tai giữa. Đây sẽ là
nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa!
Ngoài ra, việc thường
xuyên bơm rửa và hút mũi cũng làm tổn thương lớp thảm nhày trên bề mặt của hệ
thống niêm mạc mũi, càng lâu niêm mạc mũi buộc phải tiếp xúc trực tiếp với môi
trường sẽ tổn thương nhiều hơn và gián tiếp làm tăng khả năng bị viêm tai giữa ở trẻ.
Đôi
khi, cách nhỏ mũi không phù hợp cũng làm cho tác dụng của thuốc nhỏ giảm tác
dụng, làm kéo dài quá trình viêm mũi – đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cho trẻ.
Nhiều
bậc phụ huynh sẽ thắc mắc tại sao viêm mũi có thể gây nên viêm tai giữa. Đó là khi dịch bị chảy vào tai làm
bít lỗ vòi tai, dần dần tạo nên áp lực âm trong tai giữa gây tăng tiết của niêm
mạc tai giữa, tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và quá
trình viêm tai giữa bắt đầu.
- Đau tai, nhất là khi nằm xuống.
- Kéo hoặc kéo ở tai.
- Khó ngủ.
- Khóc nhiều hơn bình thường.
- Cáu kỉnh hơn bình thường.
- Khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh.
- Mất cân bằng.
- Nhức đầu.
- Sốt 380C hoặc cao hơn.
- Thoát dịch của chất lỏng từ tai.
- Chán ăn.
- Ói mửa.
- Tiêu chảy.
Một trong những lý do
quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa người bệnh cần để ý không những là nên
ăn món gì, tránh món gì mà còn là cách ăn như thế nào cho mau lành. Nhiều khi
uống thuốc đều đặn nhưng vẫn không khỏi bệnh chỉ vì hàm không chịu ngừng nhai.
Trong
lúc bệnh hoành hoành và cả khi đã thuyên giảm, người bệnh vẫn phải để ý tránh
những món khó ăn, cứng ảnh hưởng đến quai hàm, cơ miệng. Không nên ăn vặt
thường xuyên và sử dụng nhiều cơ mặt, hàm. Vì việc hoạt động nhiều cơ hàm sẽ
ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục trong loa tai và gây đau dớn nhiều hơn. Ngược
lại nếu ăn món mềm và lỏng, cơ hàm sẽ được nghỉ ngơi nhiều, loa tai được “nghỉ
xả hơi” chờ lành bệnh.
Về
món ăn, người bị bệnh viêm tai giữa nên hạn chế các thực phẩm làm tăng
lượng đường và tinh bột làm tăng đường huyết đột ngột như: chè, bánh ngọt, bánh
mì… Đồng thời tránh các loại trái cây sấy khô như chuối, mít… và 2 món đặc biệt
lưu ý dưới đây:
–
Chà là khô: có tác dụng giảm đau tương tự aspirin nhưng lại gây chóng mặt
–
Cam thảo: có tác dụng tăng huyết áp, có thể
làm ù tai vì làm tăng áp lực trong mạng lưới tuần hoàn vi mạch của loa tai.
Vậy người bị bệnh viêm tai giữa nên ăn thức ăn gì để tiến trình hồi
phục bệnh nhanh hơn
–
Cá biển, rong biển, thuốc tảo spirulina, khoáng tố…cần thiết có quá trình hồi
phục tai
–
Gan bò xào với cà rốt hoặc cà tím để bổ sung vitamin A tăng cường thính lực và
bảo vệ được lớp niêm mạc lót trong loa tai
–
Bổ sung vitamin D và E từ dầu hoa hướng dương, dầu đậu nành, thay mỡ heo khi
xào nấu.
–
Ăn rau muống, rau dền mềm để bổ sung sắt, phòng tránh ù tai
–
Đậu phộng luộc mềm ăn để bổ sung kẽm, chất thường thiếu trong cơ thể người yếu,
hay chóng mặt
–
Cải chua để bổ sung vitamin B12
Việc
điều trị viêm mũi không phải lúc nào cũng đơn giản, do đó, nếu trẻ bị viêm mũi
họng kéo dài, trong một tuần mà tình trang không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn
thì cần khám bác sĩ để được chăm sóc và chữa trị phù hợp cho đến khi trẻ khỏi
hẳn bệnh.
Công
ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10,
P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email: tribenhtainha.vn@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét