Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

CHOLESTEROL CAO VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Cholesterol là loại chất béo sáp cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim...

Mức độ từ 200mg/dL tới 239mg/dL là sát mí (borderline), và người nào có mức độ mỡ trong máu mà trên 240mg/dL thì có rất nhiều nguy cơ bị bệnh về tim mạch.
Hậu quả của cholesterol tăng cao
Cholesterol cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây ra những vấn đề sức khỏe. Tăng cholesterol có thể do di truyền hoặc do ăn uống không lành mạnh và thiếu tập luyện. Việc dự phòng bao gồm hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, tập luyện thường xuyên và tư vấn bác sĩ về những thắc mắc và các loại thuốc. Dưới đây là những chứng bệnh gây ra do cholesterol tăng cao:
Xơ vữa động mạch
Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, xuất hiện khi các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Mảng bám là chất được tạo thành bởi cholesterol, chất béo và canxi. Mảng bám tích tụ trong thành động mạch sẽ khiến cho động mạch bị cứng và hẹp lại, có thể gây tắc nghẽn làm máu và oxy không thể lưu thông. Kết quả là sẽ gây đột quỵ và đau tim.

Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, do các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy như máu không lưu thông được tới não, tim...
Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ vữa động mạch có thể bao gồm đau ngực, khó thở, tê hoặc đau các chi. Tuy nhiên, ở một số người không có bất cứ triệu chứng nào.
Đau tim
Khi cholesterol hình thành trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, một người sẽ có nguy cơ bị đau tim. Trong khi đau tim, các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông, có thể ngăn không cho động mạch nhận máu, oxy và các cơ tim bắt đầu chết. Nếu lưu thông máu được phục hồi đúng lúc, qua hồi sức tim phổi, tim có thể hoạt động trở lại. Các dấu hiệu và triệu chứng của đau tim có thể gồm khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, nôn và đau bắt đầu từ ngực, tỏa đến vai, cánh tay, lưng và thậm chí cả răng, hàm. Những người từng có những dấu hiệu và triệu chứng này nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực, được đặc trưng bởi sự co thắt ngực và đau, là kết quả của việc hạn chế lưu thông máu các động mạch bị tắc bởi có quá nhiều cholesterol xấu. Các động mạch bị tắc và hẹp lại vì sự lắng đọng các chất béo, gây cản trở lưu thông máu tới tim. Đau thắt ngực có thể dẫn tới bệnh tim mạch.
Đột quỵ
Khi các động mạch tới não bị tắc nghẽn hoặc hẹp do hàm lượng cholesterol cao, máu và oxy không thể tới não. Nếu các tế bào não không nhận đủ oxy và máu, chúng bắt đầu chết và gây đột quỵ. Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ gồm nói khó hoặc líu lưỡi, đi lại khó khăn, liệt hoặc tê một bên mặt hoặc cơ thể, nhìn mờ, nhìn đôi hoặc có điểm đen. Một số người bị đau đầu đột ngột và dữ dội có thể gây nôn, chóng mặt hay kém nhận thức. Đột quỵ đòi hỏi phải có can thiệp y tế ngay lập tức.
Bệnh động mạch ngoại biên
Cholesterol cao có thể làm tăng khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này là do các động mạch ở chân bị tắc nghẽn do tích tụ mảng bám. Kết quả là chân của bạn không nhận đủ oxy hoặc máu và hình thành bệnh động mạch ngoại biên, vốn là bệnh gây đau đớn của các động mạch chân. Bên cạnh những ảnh hưởng tới chân, động mạch ngoại biên có thể đe dọa đau tim và gây ra các vấn đề tim mạch khác.
Huyết áp cao
Trong khi cholesterol tốt không gây tăng huyết áp thì cholesterol xấu lại gây ra tình trạng này. Trên thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Hàm lượng cao cholesterol xấu có thể dính vào thành động mạch cũng như các mạch máu khác. Nó làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến tim phải làm việc vất vả gấp đôi. Ngoài ra, cũng có một lực máu mạnh hơn trên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp

Ăn uống thế nào khi "bị" cholesterol cao?

Description: http://static.new.tuoitre.vn/assets/tto/f2a738b8v265/images/transparent.png
Description: http://static.new.tuoitre.vn/assets/tto/f2a738b8v265/images/transparent.png
Cholesterol cao là mối lo của nhiều người, nhưng không phải loại bỏ những thức ăn khiến làm tăng nguy cơ là an toàn, mà là ăn như thế nào cho đúng.

Hạ thấp đến bao nhiêu là bình thường? Không có mức bình thường tuyệt đối, mức bình thường của người khỏe mạnh dao động tùy theo cách đo đạc mà phòng xét nghiệm sử dụng. Những người có nguy cơ tim mạch cao và rất cao thường phải dùng thuốc statin để kiểm soát LDL cholesterol, sao cho giữ ở mức nhỏ hơn 100 mg/dl.
Tuổi tác không phải là yếu tố cân nhắc khi cho thuốc bởi người già thường có lợi khi hạ thấp LDL cholesterol.
Ăn đúng
Để giảm LDL cholesterol hay triglyceride đòi hỏi phải kết hợp giảm cân, vận động thể lực thường xuyên và chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol. Những thuốc hạ mỡ máu hiện có không thể đủ để hạ cholesterol hay triglyceride như mong muốn, mà chỉ có thể giảm 30-40% trị số ban đầu. Phần còn lại đòi hỏi phải thay đổi lối sống và ăn uống.
Thay đổi lối sống (bao gồm vận động, bỏ thuốc lá) không chỉ làm hạ cholesterol, giảm triglyceride mà còn giảm đột quỵ hay cơn đau tim qua cơ chế khác không liên quan đến cholesterol.
Bên cạnh việc thay đổi lối sống như năng tập luyện cường độ trung bình, giảm cân thừa, giảm rượu, ngưng hút thuốc lá, kiểm soát đường huyết (nếu có), ăn uống đúng cách là bước đầu tiên nhưng rất hiệu quả trong nỗ lực giảm cholesterol và triglyceride lại không lo tác dụng phụ.
Ở đây nhấn mạnh không nên ăn kiêng mà là ăn hợp lý. Ăn kiêng quá mức làm cơ thể thiếu chất, nhất là thiếu vi chất, lâu ngày gây suy dinh dưỡng, giảm khả năng đề kháng với bệnh tật. Để giảm cholesterol, chọn thức ăn không có mỡ bão hòa, không có cholesterol là điều kiện tiên quyết.
Đối với người tăng triglyceride, lưu ý cắt giảm tinh bột đã qua chế biến có trong thức ăn nhanh, bánh mì, bắp rang, thay vào đó là chất bột chưa qua chế biến như bắp trái, khoai, các loại củ...

ĐỂ PHÒNG NGỪA CHOLESTEROL CAO
Hạn chế chất béo, phần năng lượng do dầu mỡ trong khẩu phần ăn hằng ngày chỉ nên dưới 30% tổng năng lượng cần dùng. Ví dụ khoảng 2.200kcal cần cho cơ thể người trưởng thành mỗi ngày thì chất béo chỉ nên cung cấp 600kcal.
- Không ăn thức ăn có cholesterol cao. Nhu cầu hằng ngày là 300mg cholesterol. Vì vậy lòng đỏ trứng, thịt đỏ nên hạn chế vì có nhiều cholesterol và acid béo bão hòa. Ví dụ một trứng mỗi tuần.
- Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, phomát, margarin...), thay thế bằng chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng...).
- Nên ăn cá nhiều hơn và chọn cá béo vì omega-3 có trong mỡ cá giúp giảm mỡ máu.
- Ăn nhiều rau cải, trái cây.
Nguồn cung cấp cholesterol chính đến từ thịt, gia cầm, cá, phủ tạng động vật, nhất là gan và sản phẩm từ sữa, trong khi rau cải không chứa một lượng nhỏ nào.
Và bạn cũng đừng quá căng thẳng trong chuyện ăn uống khi đã ăn kiêng đến “tận trời đất” và uống thuốc đúng chỉ định mà cholesterol vẫn không giảm. Không phải cứ ăn kiêng là có thể giảm được mỡ máu, bởi chỉ 20% cholesterol trong cơ thể đến từ thức ăn, cơ thể bạn vẫn tự sản xuất cholesterol quá mức do bất thường gen quy định.

 Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
 Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
 Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm

 Email: tribenhtainha.vn@gmail.com




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét