Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

SUY GIẢM TRÍ NHỚ

Quên tắt điện khi tan ca, quên đính kèm file khi gửi email cho đối tác… là những triệu chứng thường gặp của suy giảm trí nhớ. Thủ phạm chính là “tên khát máu” gốc tự do, từng giây phút tấn công các tế bào thần kinh não.
Gốc tự do - kẻ thù của trí nhớ
Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ánh nắng, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress…


Gốc tự do làm tổn thương tế bào thần kinh, gây ra chứng suy giảm trí nhớ. (Ảnh: N.T.Ngự)
Gốc tự do rất kém ổn định và có xu hướng chiếm đoạt điện tử từ các “hàng xóm” còn lành lặn. Vì vậy, chúng còn được các nhà khoa học ví như những “tên cướp khát máu”. Chúng tạo ra phản ứng dây chuyền, liên tục sinh ra những gốc tự do mới.
Với một người sống đến 70 tuổi thì cơ thể sản sinh ra chừng 17 tấn gốc tự do. Não là tổ chức cần oxy nhiều nhất (chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng cần tới 25% tổng lượng oxy), vì thế đây là nơi diễn ra quá trình chuyển hóa mạnh nhất, từ đó càng sinh ra nhiều gốc tự do.
Màng tế bào thần kinh có bản chất là phospholipid. Phần lipid gồm các acid béo chưa bão hòa là “miếng mồi” để các gốc tự do tấn công. Chúng làm tổn thương màng kéo theo những rối loạn về điện giải (mất kali, canxi…) khiến khả năng dẫn truyền thần kinh qua synape rối loạn theo. Các gốc tự do cũng chiếm ADN của nhân tế bào gây biến dị di truyền. Chúng còn tác động vào các ti thể làm tế bào bị bỏ “đói”.
“Tên khát máu” gốc tự do làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, gây lão hóa tế bào não dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Tình trạng suy giảm trí nhớ làm xáo trộn cuộc sống thường ngày không phải là một giai đoạn điển hình của quá trình lão hóa. Nó có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer’s, một bệnh lý về não có thể dẫn đến tử vong, gây ra sự suy giảm từ từ về trí nhớ, suy nghĩ và kĩ năng suy luận. Mỗi người bệnh có thể trải qua một hoặc nhiều biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, vui lòng đến gặp bác sĩ. Tìm hiểu về cách thức bệnh Alzheimer’s ảnh hưởng đến não và tiến hành Tham dò não.
Biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ
 * Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do tuổi: Có các biểu hiện khó nhớ tên người mới gặp, quên một việc vừa dự định làm. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và kiến thức thì ít bị ảnh hưởng, người ta vẫn nhớ được những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu.
 * Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do bệnh lý:
- Quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên.
- Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới.
- Hay lặp lại một câu hoặc một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.
- Gặp khó khăn trong việc giữ tiền.
 - Không thể giữ nếp sống sinh hoạt thường ngày.
Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta nên giúp phát hiện sớm triệu chứng suy giảm trí nhớ ở người thân. Ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có biểu hiện than phiền về tính đãng trí của mình, trí nhớ có giảm so với tuổi mặc dù nhận thức và hoạt động đời sống vẫn bình thường. Ở mức nhẹ sẽ không sa sút về trí tuệ.


Cải thiện trí nhớ bằng cách nào?
Các nhà khoa học đã tìm ra nhóm chất chống gốc tự do tự nhiên với hàm lượng cao trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ.


Blueberry chứa các hoạt chất sinh học giúp chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.

Blueberry đặc biệt có chất chống oxy hóa anthocyanin là chất chống gốc tự do cực mạnh. Khi dung nạp Blueberry vào cơ thể, chất chống oxy hóa Anthocyanin vào máu, chạy lên não, vượt qua hàng rào mạch máu não và đến những vùng tế bào thần kinh, chống lại các gốc tự do, tác động trực tiếp đến synape làm tăng quá trình dẫn truyền. Nhờ vậy, Blueberry giúp cải thiện nhận thức, vận động và tăng trí nhớ. Nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy: Khả năng nhớ và học tập cải thiện rõ sau 12 tuần bổ sung Blueberry.
Phòng ngừa

Để đối phó với tình trạng suy giảm trí nhớ, ta phải thường xuyên hoạt động trí não, sống trật tự, có phương pháp, việc nào ra việc ấy, luôn đọc sách, giao tiếp xã hội, luyện trí nhớ... Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt để duy trì khả năng tư duy vì nó thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho não.
Trong thực đơn hằng ngày, nên tránh uống rượu vì rượu làm tăng nguy cơ nhũn não. Để duy trì trí nhớ, người cao tuổi còn phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phốtpho, kẽm, vitamin nhóm B, các loại dầu thực vật. Giới trẻ nên tăng khẩu phần đạm trong bữa ăn (khoảng 300 gam/ngày) lấy từ thịt, cá, trứng, sữa... để "chăm sóc" cho các nơron thần kinh. Các loại đậu, mè, trứng chứa nhiều cholin (tiền chất tạo ra acetylcholin), acid béo thiết yếu như linoleic, arachidonic (từ dầu, mỡ, đậu nành, đậu phộng), vitamin E, B1, B6, PP, acid folic (trong rau quả tươi)... rất cần thiết cho trí não.
 Điều trị

Với loại suy giảm trí nhớ do tuổi tác thì không phải dùng thuốc, vì đây là một tiến trình tự nhiên của lão hóa. Cần áp dụng một số biện pháp làm giảm ảnh hưởng của việc suy giảm trí nhớ trong sinh hoạt ngày thường và rèn luyện hoạt động trí não. Nên liệt kê danh sách những việc cần làm, lập thời gian biểu cho công việc hằng ngày để có một cuộc sống ngăn nắp, nề nếp, xây dựng những nguyên tắc trong sinh hoạt... Với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ do bệnh lý thì cần được điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa với các loại thuốc có hỗ trợ thần kinh (almitrine, piracetam, naftidrofuril...), thuốc ức chế men acetylcholinesterase làm quá trình nhớ dễ dàng hơn (donepezil, rivastigmine, tacrine, galantamine...)


 Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
 Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
 Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm

 Email: tribenhtainha.vn@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét