Nấm rơm: “vị thuốc” ruộng đồng
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm rơm - Plutaceae. Trong thực phẩm hằng ngày của người VN, nấm rơm chiếm một vị trí quan trọng vì tính chất phổ biến, lại dễ chế biến với nhiều thứ khác để thành nhiều món ăn ngon.
Đặc biệt nấm rơm rất dễ nuôi trồng trên rơm rạ, vốn nhiều vô kể ở nông thôn.
Danh sách các món ăn có dùng nấm rơm khá dài: kho thịt, xào sả ớt, xào sa tế, xào mì căn, kho tiêu, kho tàu hủ, om nước dừa, nấm rơm xào ếch, canh nghêu nấm rơm, bí đỏ hầm nấm rơm, lươn nướng nấm rơm, canh mướp nấu nấm rơm (món chay), cháo cá trê nấm rơm, lẩu nấm...
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô đúng chuẩn có chứa 21-37 gam chất đạm, 2,1-4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP... Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương.
Với thành phần dinh dưỡng tốt như thế, từ lâu trong y học nấm rơm được chỉ rõ là một thức ăn tuyệt vời, có thể chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm hiện nay là: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Các nhà khoa học Nhật và Mỹ cũng cho rằng các polysaccharide đặc biệt trong các nấm ăn như nấm hương, nấm đông, nấm mộc nhĩ và nấm rơm đều có chứa hoạt chất chống lại bệnh ung thư.
Theo đông y, nấm rơm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ tì, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng đề kháng. Nấm rơm có mặt trong một số bài thuốc chữa bệnh:
* Nấm rơm xào tôm và rau dền, để chữa di tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý.
* Nấm rơm xào với thịt chim sẻ, thịt ếch có tác dụng cường dương, kích dục...
* Canh nấm rơm nấu với đại táo, bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
* Nấm rơm hầm đậu phụ, bồi bổ dạ dày, tì vị suy yếu, chống ung thư.
* Nấm rơm xào trứng bồ câu hay trứng cút, bổ gan thận, ích khí huyết, tăng cường sức khỏe.
Công dụng của nấm rơm với sức khỏe con người
Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm dùng để chế biến các món ăn ngon và có tác dụng trị nhiều bệnh.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc , sử dụng nấm rơm tốt cho gan và dạ dày , làm giảm nóng mùa hè, và kích thích tuyến sữa của phụ nữa sau khi sinh. Hơn nữa, chất chống oxy hóa từ nấm rơm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịc h , làm giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nấm rơm cũng đóng một vai trò sinh thái quan trọng bởi nó giúp làm giảm chất thải nông nghiệp khác nhau như rơm rạ từ cây lúa sau khi thu hoạch, vỏ hạt bông , bã mía , vỏ quả cọ dầu, lá chuối, và các vật liệu cacbon khác được sử dụng để trồng trọt .
Nguy cơ ngộ độc
Tuy nhiên, khi ăn nấm cần chú ý các điều bất lợi sau đây:
- Theo y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, tính mát, nếu dùng nhiều và lâu dài có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu. Những người tì vị hư nhược, khi ăn hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, phân nát thì không nên dùng.
- Trong số hơn 100 loài nấm ăn được, 10-20 loài có độc tố có thể gây chết người sau khi ăn. Thống kê cho thấy 95% ngộ độc nấm là do nhầm lẫn và 5% do chủ quan của người ăn nhầm nấm bị biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản. Sự nguy hiểm của nấm độc còn tùy thuộc nhiều vào thổ nhưỡng, điều kiện phát triển, nồng độ độc tố hiện diện trong nấm và loài nấm. Đun, nấu, đông lạnh hoặc chế biến đều không làm giảm độc tính của nấm. Trẻ em, người già yếu, suy nhược thường dễ bị ngộ độc hơn những người trẻ khỏe mạnh.
Nếu sau khi ăn nấm mà bị nôn mửa, toàn thân mệt mỏi, đi tiêu nhiều lần trong ngày thì đó là triệu chứng ngộ độc, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu gần nhất. Để lâu mức độ ngộ độc nặng hơn có thể trụy tim mạch hoặc tử vong. Do vậy, cần hết sức lưu ý khi mua nấm.
Các độc chất trong nấm có nhiều loại, thường là gây kích ứng đường tiêu hóa, hủy hoại tế bào gan, thận, làm tê liệt thần kinh. Đặc biệt, với những người khi uống rượu kèm ăn nấm thì nguy cơ ngộ độc rượu tăng lên vì sự tích tụ quá cao của lượng aldehyd trong máu, gây cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đánh trống ngực và khó thở, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Cần chú ý những trường hợp ăn nấm trong các bàn nhậu hay tiệc cưới vì luôn kèm bia rượu, nếu ăn nhầm nấm nhiễm độc tố thì hậu quả khó lường.
Khi mua nấm nên chọn loại non và tươi. Nên mua ở những cơ sở có uy tín. Tốt nhất nên dùng nấm trong 12 giờ sau khi thu hái. Nấm độc có nhiều màu sắc đẹp, sặc sỡ, hay mọc nơi ẩm ướt và môi trường ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa. Trong nấm độc có chứa nhiều nước màu trắng đục giống sữa bò. Đun nấu trong vật dụng bằng bạc hoặc kim loại, nấm độc có thể biến vật dụng này thành màu đen.
Mùa mưa đến nấm thường mọc nhiều ở các vùng ẩm ướt, rừng, nương rẫy, bờ ruộng, bờ ao, vì vậy cần tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên ăn nấm khi không biết đó là nấm lành hay nấm độc để tránh những vụ ngộ độc chết người do nấm gây ra.
Công ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email: tribenhtainha.vn@gmail.com
Web: http://tribenhtainha.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét